Chia sẻ

THÔNG TIN VẮC XIN DÀNH CHO TRẺ EM

By Victoria Healthcare 28 Tháng 4 2022

THÔNG TIN VẮC XIN DÀNH CHO TRẺ EM

Việc thực hiện tiêm phòng đầy đủ ước tính cứu sống khoảng 4 triệu trẻ em trên toàn thế giới mỗi năm, phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ.

Các loại vắc xin cho trẻ em - Cần thực hiện tiêm chủng định kỳ trên toàn thế giới 

Theo số liệu thống kê của WHO, ước tính vắc xin phòng 10 bệnh phổ biến đã cứu được 69 triệu trẻ em từ năm 2000 đến năm 2019. Các nỗ lực tiêm chủng được mong đợi sẽ cứu sống 120 triệu trẻ được sinh ra trong khoảng năm 2020 đến 2030.

Thông tin đáng chú ý:

Tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu đối với vắc xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTP) đã giảm vào năm 2020 xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ. Nguyên nhân sự tiêm chủng chậm trễ này một phần do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 hơn 2 năm qua. 

Đây là một điều đáng quan tâm, các tổ chức y tế thế giới hiện đang khôi phục và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng để tất cả trẻ em trên thế giới đều được tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ.

Xóa sổ bệnh bại liệt

Thông tin đáng mừng là chúng ta có cơ hội xóa bỏ bệnh bại liệt do virus gây ra. 

  • Theo thống kê của Tổ chức WHO, Afghanistan và Pakistan là những quốc gia duy nhất còn tồn tại sự lây truyền virus bại liệt loại 1 (WPV1) với số ca mắc được báo cáo thấp trong lịch sử vào năm 2021 và chỉ có 2 trường hợp cho đến thời điểm hiện tại, năm 2022.
  • Tuy nhiên nguy cơ lây nhiễm của bệnh này đến các quốc gia khác là vẫn có thể xảy ra. Hai nước này cam kết tăng cường quan hệ với các đối tác y tế để đẩy mạnh các chiến dịch tiêm chủng, nhằm phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm xuyên biên giới, kiên quyết xóa bỏ căn bệnh này.

Thông tin đáng chú ý: cần ngăn chặn các đợt bùng phát bại liệt tái nhiễm

Các đợt bùng phát bệnh bại liệt tái nhiễm và các ca nhiễm virus bại liệt loại 1 (WPV1) được phát hiện gần đây ở Malawi, một quốc gia ở Đông Nam Phi, là những lời nhắc nhở khẩn cấp rằng: trẻ em chưa được tiêm chủng đều có nguy cơ mắc bệnh bại liệt bất kể chúng sống ở đâu.

  • Các đợt bùng phát bệnh bại liệt gần đây do virus có nguồn gốc từ vắc xin bại liệt gây ra đang đe dọa nỗ lực việc xóa sổ bệnh bại liệt. 
  • Trên toàn cầu, đã có 2.250 ca bệnh bại liệt do virus có nguồn gốc từ vắc xin bại liệt loại 2 (cVDPV2) gây ra, nhiều nhất là ở khu vực Châu Phi (tính đến tháng 3 - 2022).
  • Vào tháng 2/2022, Malawi tuyên bố bùng phát bệnh bại liệt sau khi phát hiện WPV1 ở em bé ba tuổi bị bại liệt. Những phân tích trong phòng thí nghiệm của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh xác nhận sự tồn tại của virus có liên quan di truyền với virus bại liệt loại 1 (WPV1) đã được phát hiện ở tỉnh Sindh của Pakistan vào tháng 10/2019. Đây là lời nhắc nhở khẩn cấp với các tổ chức y tế thế giới rằng trẻ em chưa được tiêm chủng đều có nguy cơ mắc bệnh bại liệt bất kể sống ở đâu.
  • Việc phát hiện virus bại liệt loại 1 (WPV1) bên ngoài Afghanistan và Pakistan nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ưu tiên các hoạt động tiêm chủng ở mọi nơi trên thế giới, song song với hoạt động tập trung vào vô hiệu hóa vĩnh viễn việc lây truyền WPV1 ở Pakistan và Afghanistan nhằm ngăn chặn việc tái nhiễm trong tương lai.

Bất kỳ ca mắc bệnh bại liệt nào đều là trường hợp khẩn cấp nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đòi hỏi chúng ta cần phản ứng nhanh và mạnh mẽ trong việc phòng ngừa bệnh. Bệnh bại liệt không thể chữa khỏi, nhưng có thể phòng ngừa thông qua tiêm chủng. 

Phòng ngừa bệnh sởi

Theo thống kê từ CDC, vắc xin phòng bệnh sởi cứu sống nhiều người nhất trên thế giới. 

  • Các nỗ lực tiêm chủng chống bệnh sởi trên toàn thế giới do CDC hỗ trợ đã giúp cứu sống hơn 31,7 triệu người từ năm 2000 đến năm 2020. 
  • Vắc xin phòng bệnh sởi chiếm 76,4% chi phí tiêm chủng trên toàn cầu (dựa trên chi phí bệnh tật; ở tất cả các quốc gia và qua các năm).

Thông tin đáng chú ý: Quá trình tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi đang bị chậm trễ

  • Hầu hết các tỷ lệ tiêm chủng trong những năm gần đây đều giảm vì dịch Covid - 19, bệnh sởi cũng vậy. 
  • Hơn 22 triệu trẻ sơ sinh không được tiêm liều đầu tiên của vắc xin ngừa bệnh sởi (MCV1). Đây là con số báo động cao nhất trong 20 năm qua.

Hiện tại, các tổ chức y tế thế giới đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch Covid, tăng cường các chương trình tiêm chủng quốc gia, tiếp cận trẻ em ở mọi khu vực, đảm bảo dù sống ở đâu cũng đều được tiêm chủng đầy đủ. Bên cạnh đó, các tổ chức y tế tiến hành các chiến dịch tiêm chủng đại trà và có độ phủ cao.

—------

Teng Quang Tín - Bác sĩ Sản Phụ Khoa Hệ thống phòng khám đa khoa Victoria Healthcare

(Nguồn : Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ)

---------

Victoria Healthcare cung cấp các gói khám sức khỏe dành cho con trẻ, cùng bạn chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con.

Tham khảo các gói khám TẠI ĐÂY