Chia sẻ

PHƯƠNG PHÁP DEXA - “GIẢI MÔ LOÃNG XƯƠNG TRONG 20 PHÚT

By Victoria Healthcare 12 Tháng 9 2023

PHƯƠNG PHÁP DEXA - “GIẢI MÔ LOÃNG XƯƠNG TRONG 20 PHÚT

Loãng xương không còn là một căn bệnh hiếm gặp. Dự báo tới năm 2030, số người mắc bệnh loãng xương tại Việt Nam có thể lên đến 4,5 triệu người. Có thể thấy việc kiểm tra mật độ xương để tầm soát và đánh giá tình trạng xương, giúp sớm phát hiện nguy cơ gãy xương là điều vô cùng cấp thiết.

Phương pháp DEXA hiện đang là phương pháp phổ biến nhất và được nhiều nước trên thế giới áp dụng để tầm soát  và chẩn đoán loãng xương.

ĐO MẬT ĐỘ LOÃNG XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP DEXA LÀ GÌ?

DEXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry) là kỹ thuật hấp thụ tia X năng lượng kép để đo mật độ xương. Cụ thể, máy sẽ phát ra 2 chùm tia X có mức năng lượng khác nhau  quét qua xương.

Kết quả được thể hiện qua sự suy giảm năng lượng của tia X: Mật độ xương càng cao thì tia X càng ít xuyên qua, điều này cho thấy xương của bạn khỏe mạnh nên độ hấp thụ tia X qua xương thấp. Ngược lại, nếu kết quả chỉ ra xương hấp thụ tia X cao nghĩa là nguy cơ loãng xương cao.

Phương pháp này thường được thực hiện ở những vị trí như cột sống thắt lưng, cổ xương đùi, đầu xa cẳng tay, , . Những vị trí này thường ít gặp khó khăn khi thực hiện và không gây trở ngại cho người bệnh.

TẠI SAO NÓI DEXA LÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG PHỔ BIẾN VÀ ĐƯỢC TIN DÙNG NHIỀU TRÊN THẾ GIỚI?

Dưới đây là những ưu điểm vượt trội của phương pháp DEXA so với các kỹ thuật truyền thống khác:

  • Độ hiệu quả cao: DEXA được xem là có độ chính xác cao nhất với sai số chỉ từ 1 - 2%
  • An toàn: Theo nghiên cứu, lượng phóng xạ được sử dụng cực kì nhỏ, chưa đến 1/10 liều chụp X-quang ngực tiêu chuẩn và ít hơn lượng bức xạ tự nhiên tiếp xúc hàng ngày. Để dễ hình dung, lượng phóng xạ cho một lần đo tương đương với lượng phóng xạ bạn đi máy bay từ Sài Gòn lên Đà Lạt. Ngoài ra, phương pháp này không gây mê, không thực hiện xâm lấn nên rất an toàn cho người bệnh.
  • Nhanh chóng, đơn giản: Khi thực hiện phương pháp này, người bệnh sẽ được nằm ngửatrên bàn . Toàn bộ quá trình thực hiện sẽ hoàn tất trong khoảng 5 - 20 phút, tùy vào thiết bị và khu vực cơ thể được kiểm tra.
  • Một chức năng khác của phương pháp DEXA: Ngoài sử dụng để xác định mật độ xương, kỹ thuật này còn có thể xác định được tỷ lệ mỡ toàn thân, đặc biệt là mỡ nội tạng. Các chỉ số này giúp chẩn đoán được nguy cơ mắc các vấn đề như suy dinh dưỡng, bệnh tim mạch, đột quỵ,...

MỘT SỐ MẶT HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP DEXA

Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp này vẫn đi kèm một vài hạn chế cần được lưu ý:

  • Không thích hợp cho phụ nữ mang thai
  • Không thể khảo sát tại vị trí cột sống thắt lưng ở những người bị biến dạng cột sống hoặc đã trải qua cuộc phẫu thuật cột sống trước đó. Trong trường hợp này, việc đo mật độ xương tại các vị trí khác như cổ xương đùi hoặc đầu xa cẳng tay
  • Cần tránh sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang ít nhất 7 ngày trước khi đo
  • Để có được kết quả lý tưởng nhất, mỗi lần thực hiện người bệnh nên đo ở cùng một cơ sở, trên cùng một máy, tránh tình trạng máy khác nhau sẽ cho ra những kết quả khác nhau.

BAO LÂU THÌ NÊN KIỂM TRA MẬT ĐỘ XƯƠNG 1 LẦN?

Đo mật độ xương mỗi 1-2 năm là cách tốt nhất để tầm soát bệnh loãng xương cũng như đánh giá được nguy cơ gãy xương của bản thân.

Bên cạnh việc kiểm tra định kỳ thì những đối tượng sau cần chủ động đo mật độ xương để giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như hạn chế những biến chứng nguy hiểm của loãng xương:

  • Nhóm người cao tuổi: Nam giới trên 70 tuổi và nữ giới trên 65 tuổi
  • Phụ nữ sau mãn kinh và nam giới trên 50 tuổi kèm với một trong các yếu tố sau
    • ít vận động, chế độ dinh dưỡng thiếu canxi và vitamin D, sử dụng những chất kích thích như thuốc lá, rượu bia
    • Tiền sử gia đình bị gãy xương do loãng xương
    • Chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp
    • Tiền sử bản thân bị gãy xương do chấn thương nhẹ
  • Người mắc một số bệnh liên quan đến mật độ xương bao gồm viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường týp 1, bệnh gan mạn, bệnh thận mạn, cường giáp hoặc cường cận giáp, rối loạn hấp thu kéo dài
  • Đang dùng thuốc gây mất xương (ví dụ glucocorticoid)

Ngoài ra, phương pháp DEXA còn được chỉ định với những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị loãng xương, được dùng để theo dõi hiệu quả của việc điều trị.